Suy dinh dưỡng ở người lớn: Cách khắc phục hiệu quả

Đăng bởi: Việt Nam Morinaga

Suy dinh dưỡng ở người lớn là một tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Cùng Morinaga tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả trong bài viết sau!

1. Nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng ở người lớn

Suy dinh dưỡng ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vấn đề sức khỏe, vấn đề ăn uống đến những thói quen trong lối sống hằng ngày ảnh hưởng đến dinh dưỡng.

1.1. Do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bị suy giảm

Khi tuổi tác tăng cao, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn, khiến việc hấp thụ năng lượng, vitamin, khoáng chất bị ảnh hưởng. Một số nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm hấp thu gồm:

  • Thiếu enzyme tiêu hóa

Tuổi tác và các tổn thương phát sinh trên đường tiêu hoá có thể khiến cơ thể sản xuất ít enzyme/men tiêu hoá hơn làm việc phân giải thức ăn để hấp thụ dưỡng chất trở nên khó khăn và kém hiệu quả.

  • Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng

Lợi khuẩn trong đường ruột giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Khi số lượng lợi khuẩn giảm, quá trình này bị gián đoạn.

  • Phối hợp dinh dưỡng bất hợp lý làm cản trở hấp thu

Trong ẩm thực, có mối liên quan về việc kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để giúp tăng hiệu quả dinh dưỡng. Chẳng hạn, khi chế biến và ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau muống, huyết (tiết canh, tiết) được khuyên rằng nên kết hợp cùng với các thực phẩm giàu vitamin C như chanh, quất vừa giúp tăng hương vị món ăn vừa giúp tăng cường hiệu quả hấp thu sắt. 

Ngược lại, các loại thực phẩm giàu sắt hay kẽm được khuyên hạn chế sử dụng cùng lúc với các thực phẩm nhiều tanin như cafe, trà đặc, sẽ cản trở hấp thu các vi chất này. Vì vâyh, việc kết hợp các loại thực phẩm trong một món ăn hay bữa ăn cũng rất cần lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng được hấp thu tốt.

 

5 Signs Of Malnutrition In The Elderly Assisted Living Centers In Highland  Meadows, TX | Caruth Haven CourtKhả năng hấp thụ kém khiến cơ thể không nhận đủ dưỡng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm sức khỏe

1.2. Do các bệnh lý 

Nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng hoặc là hệ quả của một tình trạng dinh dưỡng kém kéo dài.

  • Tiểu đường

Một trong những triệu chứng điển hình ở người bệnh tiểu đường là hội chứng “4 nhiều” bao gồm: tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nước nhiều, sụt cân nhiều. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hoá, do đó có nhiều ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. 

Có 2 hình ảnh phổ biến ở những người tiểu đường, trong đó, một nhóm vì quá lo lắng về bệnh nên tự tiết chế, cắt giảm, kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng. 

Mặt khác, một nhóm người bệnh muốn ăn uống thoải mái theo sở thích mà không quan tâm đến sức khoẻ và bệnh tật nên dễ bị thừa cân, béo phì nhưng rất có thể thiếu một số vi chất dinh dưỡng vì ăn uống kém lành mạnh.

Nhận diện triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
  • Bệnh cường giáp, lao phổi, lao ruột: đều có chung đặc điểm là làm tăng tiêu hao năng lượng, tăng chuyển hoá nên dễ bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Bệnh tiêu hoá: Viêm dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, táo bón làm giảm khả năng tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng, kéo dài có thể làm suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Bệnh hiểm nghèo, ung thư: khối u hoặc tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị gây nên tình trạng chán ăn, ăn uống hấp thu kém, tiêu hao khối cơ khiến cơ thể suy mòn, kiệt quệ, suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt các bệnh ung thư đường tiêu hoá, ung thư giai đoạn muộn.
  • Bệnh gan, thận: Làm giảm khả năng chuyển hóa protein và vitamin.

Lưu ý: Nếu bạn hoặc người thân bị bệnh mạn tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

1.3. Do gặp vấn đề về tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng. Một số vấn đề phổ biến dẫn đến suy dinh dưỡng gồm:

  • Trầm cảm, lo âu kéo dài: Người bị trầm cảm thường chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa.
  • Căng thẳng, áp lực công việc: Khi stress, cơ thể tiết ra cortisol – hormone có thể gây rối loạn tiêu hóa và ức chế cảm giác thèm ăn.
  • Rối loạn ăn uống: Một số người có thói quen bỏ bữa hoặc ăn kiêng quá mức, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.

1.4. Do lười vận động

Hoạt động thể chất giúp kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người trưởng thành có xu hướng ít vận động do:

  • Công việc tĩnh tại, ngồi nhiều, ít đi lại.
  • Thói quen ít tập thể dục, không rèn luyện cơ thể.
  • Sợ vận động do đau nhức xương khớp hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Khi lười vận động, cơ thể sẽ tiêu hao ít năng lượng hơn, gây giảm nhu cầu ăn uống và làm chậm quá trình trao đổi, hấp thụ chất dinh dưỡng.

 

Nhung thanh nien “khong lam nhung muon co an” o My
Ít vận động làm giảm trao đổi chất, gây mất cơ và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng

2. Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở người lớn

Nếu bạn hoặc người thân có một trong những dấu hiệu dưới đây, có thể đó là biểu hiện của suy dinh dưỡng:

  • Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể gầy yếu, da xanh xao, tóc dễ gãy rụng.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm thấy uể oải dù không làm việc nặng.
  • Chán ăn, ăn ít nhưng vẫn thấy đầy bụng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh vặt như cảm cúm, viêm nhiễm.
  • Giảm khối lượng cơ bắp, yếu cơ, đi lại khó khăn.

Lưu ý: Nếu gặp các triệu chứng này trong thời gian dài, hãy kiểm tra sức khỏe để xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

3. Cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn, cần kết hợp nhiều biện pháp khoa học, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, duy trì vận động, kiểm soát bệnh lý và hỗ trợ tiêu hóa.

3.1. Chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng đóng vai trò cốt lõi trong việc phục hồi và ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo:

Bổ sung đầy đủ protein: 

  • Nguồn động vật: Thịt nạc, cá, trứng, sữa, hải sản.
  • Nguồn thực vật: Đậu nành, đậu xanh, hạt chia, quinoa.
  • Lưu ý: Người cao tuổi nên ưu tiên protein dễ tiêu hóa từ cá, trứng, sữa thay vì thịt đỏ.

Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất:

  • Vitamin B12: Có nhiều trong thịt bò, cá hồi, trứng, giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường trí nhớ.
  • Vitamin D & canxi: có trong sữa, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, giúp xương chắc khỏe.
  • Sắt, kẽm, magie: Có trong thịt đỏ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, giúp duy trì năng lượng và hệ miễn dịch.

Chia nhỏ bữa ăn:

  • Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày.
  • Giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Uống đủ nước:

  • Người lớn tuổi thường ngại uống nước vì nhiều lý do nên dễ bị thiếu nước, hãy phân bổ và chủ động uống nước trong cả ngày, khi thức và khi hoạt động, hạn chế uống nhiều về đêm muộn sẽ tốt hơn
  • Cần uống 1,5 – 2 lít nước/ngày, ưu tiên nước lọc, trà loãng, tránh nước ngọt có gas hay các loại pha chế nhiều đường.
vitamin cBổ sung thêm vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ chuyển hóa
Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ chuyển hóa

3.2. Thường xuyên vận động thể chất

Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn kích thích cảm giác thèm ăn. Một số bài tập phù hợp như:

  • Đi bộ mỗi ngày 30 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Yoga & thiền giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Bài tập kháng lực nhẹ (tập tạ nhỏ, squat, plank) giúp duy trì khối cơ, giảm nguy cơ loãng xương.

Lưu ý: Nên tập luyện vào buổi sáng hoặc chiều, tránh tập quá muộn vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3.3. Kiểm soát bệnh lý

Suy dinh dưỡng có thể liên quan đến các bệnh lý mạn tính như lao phổi, ung thư, tiểu đường, dạ dày. Cách kiểm soát hiệu quả:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với từng bệnh lý.
  • Tuân thủ điều trị và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.4. Hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và đường ruột với sữa chua

Sữa chua chứa lợi khuẩn probiotics, giúp:

  • Cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu.
  • Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin B12.
  • Hỗ trợ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây hại.

Cách sử dụng sữa chua hiệu quả:

  • Ăn 1 – 2 hộp/ngày sau bữa ăn.
  • Chọn sữa chua ít đường hoặc không đường để tốt cho sức khỏe.
  • Kết hợp với hoa quả, yến mạch để tăng cường dinh dưỡng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại sữa chua lành mạnh, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, có thể thử ngay sữa chua ít đường, không béo Morinaga. Sữa chua Morinaga sử dụng công nghệ lên men tự nhiên theo tiêu chuẩn Nhật Bản, mang đến vị ngon thanh nhẹ đặc trưng. 

Đặc biệt sản phẩm không chứa chất béo, ít đường, giúp duy trì vóc dáng thon gọn, tốt cho sức khỏe cùng khoảng 10 tỷ lợi khuẩn LAC-Shield®, đã được chứng minh lâm sàng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

 

Suy dinh dưỡng ở người lớn là một vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì vận động và kiểm soát tốt bệnh lý nền. Bạn có thể thêm ngay sữa chua không béo ít đường Morinaga vào thực đơn hằng ngày để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Liên hệ với Morinaga để đặt mua hoặc nhận tư vấn thêm về sản phẩm nhé!

Bài viết liên quan
10 cách làm sữa chua tại nhà thơm ngon, sánh mịn

10 cách làm sữa chua tại nhà thơm ngon, sánh mịn

25-04-2025
Cách Làm Sinh Tố Chuối Với Sữa Chua Thơm Ngon Tại Nhà

Cách Làm Sinh Tố Chuối Với Sữa Chua Thơm Ngon Tại Nhà

25-04-2025
Vi khuẩn Bifidobacteria

Vi khuẩn Bifidobacteria

15-12-2024
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

15-12-2024